Ẩm thực dát vàng - tận thưởng sự xa hoa trong món ăn quen
Chi cục Hải quan khu vực II vừa có thông báo đến các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu; đại lý làm thủ tục hải quan; doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh; doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế; doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng; doanh nghiệp kinh doanh phần mềm khai báo hải quan... tên 9 đơn vị hải quan (giữ nguyên mã hải quan) do Chi cục Hải quan khu vực II quản lý theo mô hình tổ chức bộ máy mới.Chi cục Hải quan khu vực II đề nghị doanh nghiệp thực hiện đổi tên đơn vị hải quan trên phần mềm khai báo và các phần mềm kết nối trao đổi thông tin với hệ thống của cơ quan hải quan kể từ ngày 15.3.2025.Danh mục các mã chuẩn phục vụ khai báo hải quan trên toàn quốc sẽ có thay đổi ở một số địa điểm làm thủ tục, sẽ được Cục Hải quan cập nhật thường xuyên tại Cổng thông tin https://www.customs.gov.vn, đề nghị doanh nghiệp tra cứu và khai báo đúng mã mới giúp quá trình thông quan hàng hóa được thuận lợi. Ngoài ra, thông báo cũng cho biết các đầu mối hỗ trợ để xử lý vướng mắc của doanh nghiệp khi làm thủ tục tại các đơn vị sẽ được cập nhật tại website https://kv02.customs.gov.vn.Trước đó, Cục trưởng Cục Hải quan có Quyết định 67 về việc bổ nhiệm, điều động bổ nhiệm các vị trí Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II. Cụ thể, bổ nhiệm, điều động có thời hạn 5 công chức giữ chức vụ Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II. Bao gồm: ông Nguyễn Quang Thanh (nguyên Cục trưởng Cục Hải quan Huế); ông Bùi Tuấn Hải (nguyên Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đà Nẵng). Ngoài ra, có 3 Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II từng đảm trách vị trí Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM. Gồm ông Đỗ Thanh Quang, ông Phan Minh Lê và ông Nguyễn Văn Ổn. Như vậy, sau khi thay đổi cơ cấu tổ chức, Chi cục Hải quan khu vực II có thêm 2 Phó chi cục trưởng được điều từ hải quan Huế và Đà Nẵng vào; đồng thời bổ nhiệm, điều động và bổ nhiệm 16 công chức vào các vị trí trưởng phòng, đội trưởng... trực thuộc Chi cục.Trước đó, ngày 7.3, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã tổ chức hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm có thời hạn các chi cục trưởng và tương đương thuộc Cục. Trong đó, ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM trước đây được bổ nhiệm giữ chức vụ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II, kể từ ngày 15.3.Tên đơn vị hải quan cũTên đơn vị hải quan mớiCục Hải quan TP.HCMChi cục Hải quan khu vực IIChi cục Hải quan công nghệ caoHải quan Khu công nghệ caoChi cục Hải quan quản lý hàng đầu tưChi cục Hải quan Khu chế xuất Tân ThuậnHải quan Khu chế xuất Tân ThuậnChi cục Hải quan quản lý hàng gia côngChi cục Hải quan cảng Hiệp PhướcHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 2Chi cục Hải quan chuyển phát nhanhHải quan Chuyển phát nhanhChi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IIIHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IVHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế sân bay Tân Sơn NhấtHải quan Cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn NhấtChi cục Hải quan khu chế xuất Linh TrungHải quan Khu chế xuất Linh TrungTuyển thủ bóng rổ Việt Nam được chọn dự giải nữ bóng rổ nhà nghề Mỹ
Công ty TNHH Cỏ May Sa Đéc (gọi tắt là Công ty Cỏ May Sa Đéc) thuộc chuỗi các công ty của Tập đoàn Cỏ May, do cố doanh nhân Phạm Văn Bên sáng lập và gầy dựng năm 1981. Sau khi doanh nhân Phạm Văn Bên qua đời, Cỏ May Sa Đéc được doanh nhân Phạm Minh Thiện (con trai út của ông) tiếp quản và phát triển ngày càng lớn mạnh.Công ty Cỏ May Sa Đéc hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản, xuất khẩu và liên kết cung cấp con giống - nuôi trồng thủy sản, kinh doanh thực phẩm, phụ phẩm nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, bất động sản… Dù hoạt động trên lĩnh vực nào, công ty luôn quán triệt khẩu hiệu "Cỏ May - chất lượng thay lời nói" để cam kết mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm đạt chất lượng bằng chính sự trân trọng và trách nhiệm của mình đối với khách hàng và xã hội.Trong đó, lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản cá da trơn và cá có vảy (cá lóc, cá rô, cá điêu hồng…) của công ty được xem là chủ lực. Dòng thức ăn thủy sản Cỏ May Sa Đéc được đông đảo người chăn nuôi thủy sản công nhận, an tâm khi sử dụng. Vì vậy, công ty đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng thiết bị, máy móc hiện đại vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.Ông Bùi Minh Hiếu, Phó giám đốc Công ty Cỏ May Sa Đéc cho biết, trước đây, dây chuyền sản xuất thức ăn thủy sản của công ty chỉ đạt 6.000 tấn/tháng. Đến năm 2022, nhận thấy nhu cầu phát triển thị trường còn khá lớn, công ty đầu tư hơn 2 triệu USD nâng cấp dây chuyền sản xuất lên 10.000 tấn thức ăn/tháng. Nhờ có thị trường, thương hiệu uy tín và sản phẩm đảm bảo chất lượng nên công ty an tâm về đầu ra sản phẩm."Đến nay, qua thời gian nỗ lực phục hồi sau dịch Covid-19, Công ty Cỏ May Sa Đéc đạt năng suất sản phẩm hơn 100%. Đó là tiền đề để chúng tôi tiếp tục phát triển hơn trong thời gian tới", ông Hiếu cho biết.Theo lãnh đạo Công ty Cỏ May Sa Đéc, đơn vị luôn kế thừa, gìn giữ giá trị và nét văn hóa của cố doanh nhân Phạm Văn Bên. Trong đó, luôn giữ gìn và trân trọng sự đóng góp của người lao động vào sự phát triển của công ty. Cụ thể là người lao động làm việc tại công ty được hưởng đầy đủ chế độ bảo hiểm theo quy định, khám sức khỏe định kỳ, được công ty tổ chức cho đi du lịch hằng năm và nhận chế độ thưởng khá cao khi đạt sản lượng.Đặc biệt, con em người lao động của công ty được hỗ trợ học phí hằng năm từ lúc vào học mẫu giáo cho đến tốt nghiệp đại học, mức hỗ trợ từ 400.000 đồng đến 1,5 triệu đồng/năm/em (tùy cấp học). Mỗi năm, công ty đều xem xét hỗ trợ cất từ 4 đến 6 căn nhà cho người lao động của công ty gặp khó khăn về nhà ở (mỗi căn hỗ trợ 40 triệu đồng). Nhờ vậy, đa số lao động đều gắn bó lâu dài với Công ty Cỏ May Sa Đéc.Anh Ngô Lê Quốc Tuấn, Quản đốc nhà máy Công ty Cỏ May Sa Đéc, cho biết: "Tôi gắn bó với Cỏ May từ năm 2006 đến nay. Công ty luôn chăm lo, hỗ trợ đời sống và luôn tạo môi trường tốt cho anh em công nhân viên phát triển. Không chỉ riêng tôi mà các anh em khác đều rất an tâm làm việc với công ty".Tương tự, anh Lê Nhi Tri, ca trưởng ca sản xuất Công ty Cỏ May Sa Đéc chia sẻ: "Đến nay, tôi đã gắn bó với công ty 17 năm. Thật sự, Cỏ May như một gia đình nên mọi người đều muốn làm việc và cống hiến cho công ty".Ngoài chăm lo cho người lao động, Công ty Cỏ May Sa Đéc còn đóng góp, hỗ trợ kinh phí cho nhiều chương trình an sinh - xã hội ở nhiều nơi. Điển hình, hằng tháng, công ty chi khoảng 2 tỉ đồng đài thọ toàn bộ chi phí hoạt động của khu ký túc xá Cỏ May 4 tầng, do Tập đoàn Cỏ May đầu tư xây tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM. Theo đó, toàn bộ 380 sinh viên nghèo, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước được xét vào ở ký túc xá Cỏ May sẽ được Công ty Cỏ May Sa Đéc lo ăn ở, học tập, đào tạo kỹ năng mềm tiếng Anh, âm nhạc, thể thao… hoàn toàn miễn phí để các em có môi trường thuận lợi nhất học tập, phát triển bản thân.Ông Bùi Minh Hiếu, Phó giám đốc Công ty Cỏ May Sa Đéc cho biết, việc phát triển thời gian qua đã giúp Công ty Cỏ May Sa Đéc mạnh dạn mở rộng, phát triển sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Công ty đã đầu tư Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản tại H.Mang Thít (Vĩnh Long) với công suất tối đa khoảng 12.000 tấn sản phẩm/tháng. Nhà máy sẽ hoạt động trong năm 2025. Thời gian tới, công ty sẽ tổ chức, sắp xếp lại các khâu hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn để đạt kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn, đóng góp nhiều hơn vào các hoạt động an sinh - xã hội trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp.Công ty TNHH Cỏ May Sa ĐécĐịa chỉ trụ sở: Khu C, Khu công nghiệp Sa Đéc, P.Tân Quy Đông, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
BAC A BANK nhận giải Top 5 Ngân hàng giao dịch ngoại hối lớn tại Việt Nam
TP.HCM trong những ngày này đang bước vào thời điểm đầu hè với chuỗi ngày nắng nóng, nhiệt độ dao động khoảng 34 - 35 độ C. Càng về trưa, nhiệt độ có khi đạt đỉnh lên đến 38 - 40 độ C, điều này làm thời tiết trở nên oi bức, khó chịu.
Trận đấu thứ 2 của ngày khai mạc vòng chung kết giải TNSV THACO cup 2025 cũng thú vị không kém, khi nhà vô địch mùa giải đầu tiên (năm 2023) ĐH Huế chạm trán với đội bóng "mới toanh" Trường ĐH Quy Nhơn (giành vé dự VCK ngay trong lần đầu dự giải), vào lúc 18 giờ. Cuộc so tài này hứa hẹn rất hấp dẫn, khi cả hai đội đều mang đến VCK sự khao khát cháy bỏng. Với ĐH Huế, đội bóng cố đô muốn tìm lại vị thế của nhà cựu vô địch, sau khi dừng bước ngay từ vòng loại ở mùa giải trước. Trong khi đó, đội Trường ĐH Quy Nhơn muốn tiếp tục ghi dấu ấn trong lần trình làng sân chơi bóng đá sinh viên toàn quốc, sau khi tạo bất ngờ lớn tại vòng loại khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên.Trợ lý HLV Dương Văn Dũng của đội ĐH Huế cho biết: "Như đã nói từ trước, chúng tôi tôn trọng mọi đối thủ, và đặc biệt đề cao các đội bóng tân binh, như đội Trường ĐH Quy Nhơn. Trong lần đầu xuất hiện, họ đã thi đấu khá ấn tượng ở vòng loại và giành vé vào VCK. Khi gặp các đối thủ mạnh, chúng tôi sẽ có cơ sở để nghiên cứu trước, qua đó vạch ra phương án tiếp cận trận đấu. Trong khi đó, đội Trường ĐH Quy Nhơn là cái tên mới, có thể được xem là một ẩn số ở giải lần này. Do đó, trận ra quân gặp tân binh Trường ĐH Quy Nhơn được dự báo sẽ có nhiều thử thách và chông gai chờ đợi đội ĐH Huế. Tuy nhiên, mục tiêu của đội ĐH Huế ở trận này là ít nhất phải có điểm, để dễ tính toán cho chặng đường phía trước".Phía ngược lại, Trưởng đoàn đội Trường ĐH Quy Nhơn Nguyễn Sỹ Đức cho biết, yếu tố tâm lý chính là điểm mạnh của đại diện khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên. "Đối với bóng đá sinh viên, yếu tố tâm lý sẽ rất quan trọng. Hy vọng, các cầu thủ đội Trường ĐH Quy Nhơn sẽ thi đấu với hơn 100% khả năng và đạt kết quả tốt. Còn khi đã vào VCK, chúng tôi không đặt nặng thành tích mà chủ yếu giao lưu học hỏi, và cho các cầu thủ có cơ hội cống hiến vì màu cờ sắc áo".
Ba lần nghỉ việc 'vì sự nghiệp XO'
Trong ngày đầu của năm mới 2025, nhiều người có lẽ sẽ gặp chút khó khăn khi giao dịch online nếu "lỡ quên" xác thực sinh trắc học.Bởi kể từ ngày 1.1.2025, các tài khoản ngân hàng chưa xác thực sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch chuyển tiền trực tuyến hoặc rút tiền bằng mã QR; tài khoản ngân hàng chưa cập nhật thông tin căn cước công dân gắn chip mới cũng sẽ bị tạm dừng giao dịch hoàn toàn.Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, sau 5 tháng triển khai "chạy nước rút" hỗ trợ người dân xác thực sinh trắc học, hiện có hơn 63,6 triệu hồ sơ khách hàng được thu thập và đối chiếu thông tin sinh trắc học từ Cơ sở dữ liệu Quốc gia dân cư.Sau khi thực hiện xác thực sinh trắc học, hiện tượng lừa đảo gian lận chiếm đoạt tài khoản của khách hàng đã giảm đáng kể.Số vụ việc gian lận giảm một nửa so với trung bình 7 tháng đầu năm, số tài khoản liên quan đến lừa đảo gian lận giảm 72%.Ghi nhận tại Ngân hàng Bản Việt, đại diện đơn vị cho biết lượng khách hàng truy cập và đến trực tiếp xác thực trong giai đoạn nước rút có tăng cao nhưng không xảy ra tình trạng tắc nghẽn.Một phần vì đơn vị đã phân luồng, đốc thúc, khuyến khích khách hàng hoàn tất các bước xác thực từ sớm.Qua ghi nhận khách hàng gặp khó chủ yếu ở bước xác thực cuối cùng và quét dữ liệu thông qua công nghệ NFC (tức công nghệ giao tiếp trường gần).Khách hàng phải tới trực tiếp tại quầy để xác thực phần lớn là người lớn tuổi, không thông thạo công nghệ.Việc xác thực sinh trắc học cũng được áp dụng đồng loạt cho các ví điện tử. Trước đó, các ví có nhiều người sử dụng như Momo, Payoo, Zalopay,… đã nhắc khách hàng thực hiện xác thực sinh trắc học."Xác thực sinh trắc học không chỉ là tuân thủ các quy định của Nhà nước mà còn bảo vệ họ trong việc giao dịch online và phòng chống tội phạm", ông Nguyễn Bá Diệp, đồng sáng lập Momo nhấn mạnh.Ngân hàng Nhà nước cho biết theo báo cáo từ các tổ chức tín dụng, sau khi thực hiện xác thực sinh trắc học (từ đầu tháng 7, nhiều khách hàng đã xác thực sinh trắc học để chuyển khoản online từ 10 triệu đồng/lần trở lên), số lượng các vụ lừa đảo đã giảm đến 50% so với trước đây.Đồng thời, số lượng tài khoản nhận tiền lừa đảo cũng giảm trên 70% so với trung bình 7 tháng năm 2024. Đặc biệt, tại một số đơn vị đã không phát sinh vụ việc lừa đảo trong tháng 8 và tháng 9. Không chỉ các tài khoản ngân hàng, ví điện tử… bắt buộc phải xác thực sinh trắc học, cả tài khoản mạng xã hội cũng phải xác thực.Theo Nghị định 147/2024 của Chính phủ, kể từ ngày 25.12.2024, những tài khoản đã được xác thực mới được đăng tải thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.Trường hợp người dùng dịch vụ mạng xã hội sử dụng tính năng livestream với mục đích thương mại phải xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân.Đồng thời trong thời gian 90 ngày kể từ ngày 25.12, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đang cung cấp dịch vụ thông tin xuyên biên giới tại Việt Nam cũng như đơn vị đang cung cấp dịch vụ mạng xã hội trong nước phải thực hiện yêu cầu xác thực tài khoản đang hoạt động theo quy định.Cụ thể, người dùng phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại tại Việt Nam hoặc số định danh cá nhân. Ngoài ra, quy định nhấn mạnh chỉ áp dụng với dịch vụ có lượng truy cập lớn trên 100.000 mỗi tháng hoặc có sử dụng dịch vụ lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam.